BỐI CẢNH
Năm 1926, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (gọi tắt là Đạo Cao Đài) ra đời với niềm tin vào Đức Chí Tôn (Đấng Thượng Đế) siêu hình, siêu nhiên thông qua Cơ Bút thần diệu. Thánh địa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được xác định tại vùng đất thiêng thuộc phủ Gia Định, nay là công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo nổi tiếng Toà Thánh Tây Ninh thuộc phường Long Hoa, thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh.
Năm 1997, chính quyền Việt Nam lập nên cái gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh, lợi dụng những người theo đạo nhưng thân chính quyền nhằm tiêu diệt tận gốc những người giữ đạo chân truyền. Trong bài viết lần trước “CÁC CHỨC SẮC ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH) CÓ QUYỀN KHAI TRỪ, PHỈ BÁNG NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA ÔNG TRẦN NGỌC SƯƠNG HAY KHÔNG”, chúng tôi đã giúp quý vị hiểu rõ 2 vấn đề quan trọng:
- Ông Trần Ngọc Sương sinh năm 1956, trú tại Khu phố 1, phường 4, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là người theo đạo ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Đây là một tôn giáo khác với đạo ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH) của các ông Thái Côn Thanh; Ngọc Thưởng Thanh; Ngọc Hồng Thanh; Thái Phụng Thanh và ông Thượng Tám Thanh. 02 tôn giáo có căn cước khác nhau hoàn toàn khác nhau.
- Ngày 2 tháng 4 năm 2020 do 6 vị chức sắc vừa nêu đã phát hành bản Huấn lệnh số 223/95-NCPS-HL trục xuất ông Trần Ngọc Sương ra khỏi một tôn giáo mà hiện nay ông không hề theo là một trò nực cười, là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng bởi đã xúc phạm nghiêm trọng đến niềm tin tôn giáo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông Trần Ngọc Sương.
Quý vị có thể đọc lại bài viết này tại đây: https://www.facebook.com/981415858942999
Ngày hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục phân tích một căn cứ mà 6 vị chức sắc ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH) đã dùng làm khiên che mình khi tự tiện phát hành bản Huấn lịnh 223/95-NCPS-HL nhằm bôi nhọ ông Trần Ngọc Sương.
Căn cứ đó là Công văn số 417/BTG ngày 2 tháng 12 năm 2019 của Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang.
Theo bản Huấn lịnh trích dẫn một phần nội dung Công văn số 417/BTG thì ông Trần Ngọc Sương “với danh nghĩa chức việc (Phó trị sự) thuộc họ đạo phường 4, thị xã Gò Công, câu móc với nhóm thuộc khối nhơn sanh ngoài tỉnh làm ảnh hưởng đến Giáo hội và trật tự tại địa phương. Các cấp Chánh Quyền và Hội Thánh đã làm việc nhắc nhở để Trần Ngọc Sương tự kiểm điểm, tu sửa lại nhưng đương sự vẫn tiếp tục có sai phạm như là; len lỏi vào các họ đạo trong tỉnh, lôi kéo các chức việc, đạo hữu nhẹ dạ không vững lập trường, tu học thuần tuý để xuyên tạc Hiến Chương và các Chức sắc đứng đầu Hội Thánh. Không tham gia sinh hoạt họ đạo phường 4, thị xã Gò Công nhiều năm. Tổ chức lễ Thượng Tượng, ma chay, tuần cửu không đúng với quy định của Hội Thánh, ảnh hường đến An ninh trật tự địa phương, tác động, lôi kéo, xúi giục đạo hữu ly khai Hội Thánh, gây mất an ninh trật tự, nhục mạ không hợp tác với Chánh Quyền”
CÁC DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BAN TÔN GIÁO TỈNH TIỀN GIANG
Tuy chưa được đọc toàn văn Công văn số 417/BTG nhưng chỉ qua những gì được trích dẫn trên cũng đủ nhận định đây là một văn thư “kết tội” ông Trần Ngọc Sương.
Hãy xem Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đã kết tội ông Sương những gì?
1 – Đó là “len lỏi vào các họ đạo trong tỉnh, lôi kéo các chức việc, đạo hữu nhẹ dạ không vững lập trường, tu học thuần tuý để xuyên tạc Hiến Chương và các Chức sắc đứng đầu Hội Thánh.” Như chúng ta đã biết, Đạo Cao Đài khởi sinh từ năm 1926 mang dáng dấp của một Quốc đạo với nhiều triệu tín đồ. Vì thế, theo dòng thời gian có sự hình thành nên các chi phái khác nhau. Đây là điều hết sức bình thường về quyền tự do lựa chọn niềm tin tôn giáo của mỗi con người. Năm 1978, chính quyền Việt Nam chỉ đạo Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh ra một bản án với một số chức sắc của đạo nhưng câu chữ mập mờ nhằm làm cho mọi người hiểu đây là bản án kết tội một tôn giáo nhằm ý đồ dùng dư luận tiêu diệt tôn giáo này. Tuy nhiên điều này không thành công sau 20 năm bản án bất chính được công khai. Vì vậy năm 1997, chính quyền Việt Nam lập nên chi phái Đạo Cao Đài quốc doanh tập hợp những người có đạo nhưng nhẹ dạ, cả tin, hám lợi. Chi phái 1997 chiếm tên ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ và cơ sở trung ương là TOÀ THÁNH TÂY NINH- nên đã gây nhầm lẫn. Ý đồ thâm độc của chính quyền Việt Nam là dùng chi phái 1997 để diệt đạo, bằng cách bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo của người có Đạo Cao Đài thông qua việc lũng đoạn các chức sắc thân chính quyền. Kết quả, có rất nhiều người đã tham gia sinh hoạt vào chi phái này nhưng cứ nghĩ mình đang thực hành niềm tin chân truyền vào Đức Chí Tôn của ông bà truyền lại. Thậm chí có nhiều người còn hiến tiền bạc, tài sản, đất đai lên tới mấy tỉ đồng cho cho chi phái này mà không hề hay biết mình có sự nhầm lẫn đáng tiếc.
Ông Trần Ngọc Sương với tâm đạo của mình đã hành đạo công khai cho mọi người biết rõ sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài và chi phái 1997, để sau đó tự mọi người quyết định theo con đường nào. Như vậy ông là người đang thực hiện QUYỀN TỰ DO THÔNG TIN về một sự thật; QUYỀN TRUYỀN GIẢNG ĐẠO, QUYỀN TỰ BẢO VỆ NIỀM TIN TÔN GIÁO CỦA MÌNH. Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang căn cứ vào đâu để vu khống, bịa đặt ông lôi kéo tín đồ; xuyên tạc Hiến Chương? Để làm rõ, Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang có dám đối chất với ông Sương và những nhân chứng được coi là bị ông Sương lôi kéo không?
2 – Đó là “Không tham gia sinh hoạt họ đạo phường 4, thị xã Gò Công nhiều năm.” Nực cười chưa? Như đã phân định, Ông Sương là người của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ chân truyền do Đức Chí Tôn sáng lập năm 1926 vậy tại sao lại ép buộc ông phải sinh hoạt trong một đạo không phải của mình?
3 – Đó là “Tổ chức lễ Thượng Tượng, ma chay, tuần cửu không đúng với quy định của Hội Thánh” Xin thưa, mỗi tôn giáo có những cách thức sinh hoạt khác nhau. Vậy vì cớ gì mà bắt ông Sương phải tin và hiểu theo cách tổ chức sinh hoạt của một đạo khác?
4 – Đó là “câu móc với nhóm thuộc khối nhơn sanh ngoài tỉnh”. Thật khôi hài khi Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia; và không nói đâu xa, ngay trong chính luật Việt Nam bao gồm Điều 24 Hiến pháp và Điều 6 luật Tín ngưỡng tôn giáo đều khẳng định ông Sương và bất cứ ai cũng có quyền theo, hoặc không theo một tôn giáo; được bày tỏ công khai hoặc kín đáo ở chốn riêng tư hay nơi công cộng riêng mình hay với nhiều người. Vậy phải chăng Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang chưa đọc luật nên mới vu khống hành vi tìm kiếm, gặp gỡ người cùng niềm tin với mình của ông Sương là “câu móc”?
5 – Đó là “gây mất an ninh trật tự, nhục mạ không hợp tác với Chánh Quyền”. Quyền cáo buộc tội một ai đó luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ phải chứng minh. Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đã chuẩn bị đầy đủ chứng cứ và sẵn sàng chứng minh chưa hay chỉ là những cáo buộc vô căn cứ cho ông Sương?
6 – Đó là không ai bị coi là có tội cho đến khi quá trình chứng minh tội đó được tuân thủ theo một trình tự hợp pháp, được một toà án xét xử công bằng, chuẩn mực và bản án hoặc quyết định của toà đã có hiệu lực. Nhưng cả sau đó, người bị coi là có tội chỉ bị trừng phạt bởi tội của mình chứ phẩm giá, danh dự của con người vẫn phải được bảo vệ. Vậy mà trong công văn lén lút này, Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đã chà đạp nên luật pháp, chà đạp lên danh dự nhân phẩm của ông Sương khi gọi tên riêng của ông một cách trống không, thô thiển.
Cuối cùng, cho dù tất cả những điều cáo buộc nói trên kia có là đúng đi chăng nữa thì theo nguyên tắc tối thiểu, ông Trần Ngọc Sương phải được biết, có quyền được biết và phải được nhận công văn này để có thể phản ứng nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Vậy mà đã nửa năm trôi qua, kể từ ngày công văn được phát hành ngày 2 tháng 12 năm 2019 nhưng đến nay ông Sương vẫn chưa hề nhận được công văn này. Nên có thể khẳng định Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đã cố tình thực hiện hành vi của mình một cách lén lút, mờ ám. Điều đó chứng tỏ rằng họ hoàn toàn biết mình đang thực hiện dã tâm vu khống, bôi nhọ, phỉ báng danh dự nhân phẩm và xúc phạm nghiêm trọng niềm tin tôn giáo của một con người .
Những hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Được biết, ngày 9 tháng 5 năm 2020, ông Trần Ngọc Sương đã chính thức gửi văn bản yêu cầu Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang giải trình về việc phát hành công văn này đồng thời với việc yêu cầu các chức sắc ký Huấn lịnh của cái gọi là ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH) phải công khai rút Huấn lịnh và xin lỗi ông. Phải mất 9 ngày, sau rất nhiều lần đơn vị dịch vụ chuyển thư liên lạc, Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang mới miễn cưỡng nhận thư. Điều đó đã đủ khẳng định họ thực sự biết mình đã chủ động vi phạm pháp luật, lén lút vu oan đặt điều cho người khác.
Hãy chờ xem ông Trần Ngọc Sương sẽ hành xử thế nào tiếp theo với họ!
TMT.
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC
Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…
Chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc tế 2025
Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2025 (International Religious Freedom Summit 2023) sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 năm 2025 tại Washington DC, Hoa Kỳ…