Trong xã hội Việt Nam hiện nay, cơ quan An ninh, cơ quan Cảnh sát điều tra và các cơ quan khác thường hay ban hành giấy mời, giấy triệu tập công dân một cách vô lý và tùy tiện vì sự thiếu hiểu biết hoặc sự lạm quyền của họ. Chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về giấy mời, giấy triệu tập và các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhận ra những cái sai của họ trong quá trình thực thi pháp luật và điều quan trọng là góp phần vào việc xây dựng một xã hội thương tôn pháp luật, khi mà luật pháp là trên hết, không ai có thể chà đạp lên pháp luật.
Trước hết cần phải hiểu bản chất của giấy mời và giấy triệu tập là gì?
Giấy mời
Là một loại giấy thường được sử dụng trong các trường hợp Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan khác mời những người có liên quan đến những vụ việc, vụ án để nhằm thu thập thông tin, làm rõ nội dung liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự không quy định về thẩm quyền ban hành giấy mời cũng như không quy định giấy mời là gì.
Có thể hiểu, giấy mời là một loại giấy bình thường, không có giá trị bắt buộc. Nếu bất cứ ai nhận được giấy mời từ các cơ quan tiến hành tố tụng, người được mời có quyền đến hoặc không đến. Do đó, nếu người được mời không đến đồn công an theo giấy mời của công an thì không vi phạm pháp luật. Cơ quan công an, an ninh hay bất kỳ cơ quan nào không có quyền áp dụng biện pháp bắt buộc đối với người được mời.
Về giấy triệu tập:
Bộ luật tố tụng hình sự nhắc nhiều đến cụm từ “triệu tập” nhưng lại không có khái niệm thế nào là triệu tập. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành có thể hiểu, triệu tập là một biện pháp nghiệp vụ được Cơ quan tiến hành tố tụng (công an, tòa án, viện kiểm sát), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) thực hiện trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra đến truy tố và xét xử. Việc triệu tập được thực hiện bằng văn bản và có nghĩa vụ bắt buộc thi hành.
Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thể tùy tiện ban hành giấy triệu tập như thường xảy ra hiện nay. Chúng ta cần lưu ý, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách của những người tham gia tố tụng thì cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan an ninh điều tra và các cơ quan khác mới được ban hành giấy triệu tập.
Dưới đây là các đối tượng được triệu tập theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015:
- Thứ nhất, bị can
Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
Điểm a, khoản 3, Điều 60 của BLTTHS 2015 quy định, bị can có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Thứ hai, bị cáo
Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Điểm a, khoản 3, Điều 61 của BLTTHS 2015 quy định, bị cáo có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. - Thứ ba, bị hại
Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Điểm a, khoản 4, Điều 62 của BLTTHS 2015 quy định, bị hại có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Thứ tư, nguyên đơn dân sự
Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khoản 3, Điều 63 của BLTTHS 2015 quy định nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Thứ năm, bị đơn dân sự
Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Điểm a, khoản 3, Điều 64 của BLTTHS 2015 quy định, bị đơn dân sự có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Thứ sáu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Điểm a, khoản 3, Điều 65 của BLTTHS 2015 quy định, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Thứ bảy, người làm chứng
Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Điểm a, khoản 4, Điều 66 của BLTTHS 2015 quy định, người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, người chứng kiến (Điều 67 của BLTTHS 2015), người giám định (Điều 68 của BLTTHS 2015), người định giá tài sản (Điều 69 của BLTTHS 2015), và người phiên dịch, người dịch thuật (Điều 70 của BLTTHS 2015) cũng phải có mặt theo Giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng.
Như vậy, chỉ những đối tượng được liệt kê ở trên mới là đối tượng bị Cơ quan an ninh, Cơ quan cảnh sát điều tra và các cơ quan khác triệu tập. Còn những người bình thường khác khi chưa xác định được tư cách pháp lý trong vụ án thì không được đưa ra Giấy triệu tập một cách vô lý và tùy tiện.
Khoản 1, Khoản 2, Điều 127 của BLTTHS 2015 quy định về các trường hợp áp giải, dẫn giải.
Điều 127. Áp giải, dẫn giải
- Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
- Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Như vậy, trong số các đối tượng bị cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập, chỉ người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội mới bị áp giải; chỉ có người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì mới bị áp giải. Còn các đối tượng khác như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án… hoặc những người bình thường khác không được xác định rõ tư cách pháp lý thì không bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
KẾT LUẬN:
- Thứ nhất, khi nhận được giấy mời, chúng ta có quyền lựa chọn đến hoặc không đến; và
- Thứ hai, khi nhận được giấy triệu tập, nếu không xác định được rõ tư cách pháp lý của chúng ta là ai thì chúng ta có quyền từ chối vì chúng ta không thuộc trường hợp bị triệu tập theo BLTTHS 2015.
Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC
Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…
Chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc tế 2025
Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế năm 2025 (International Religious Freedom Summit 2023) sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5 tháng 2 năm 2025 tại Washington DC, Hoa Kỳ…