Hội luận Coffee 15 không gian mở tiếp nhận tư vấn về pháp luật của Đề Án Dân Quyền

Hội luận Coffee của Đề Án Dân Quyền Việt Nam là một không gian mở, nơi các chuyên gia luật pháp thảo luận cách giải quyết dựa trên cơ sở pháp lý những vấn đề do khách tham dự nêu ra.

Trong chương trình Hội luận Coffee lần thứ 15 được thực hiện ngày 8 tháng 5 năm 2020 các khách tham dự đã đặt một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: chính quyền địa phương phá hủy một ngôi chùa Phật Giáo, nhà nước yêu cầu người dân đóng tiền ủng hộ phòng chống dịch coronavirus, các quy định về xây cất, di chúc.

Sau đây là tóm tắt nội dung của phần Hỏi và Đáp.

1) CHÍNH QUYỀN PHÁ CHÙA

HỎI

Một vị Thượng Tọa thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã xây dựng một ngôi chùa từ năm 2009. Đến năm 2015, Thượng Tọa xin giấy phép xây dựng thì chính quyền địa phương không cho với lý do khu đất xây dựng đó là đất nông nghiệp. Do đó Thượng Tọa, với tư cách là một công dân và một cư dân tại địa phương, đã yêu cầu chính quyền sở tại chuyển 300 mét vuông thành đất thổ cư. Chính quyền địa phương cũng từ chối yêu cầu đó với lý do khu đất này nằm trong khu quy hoạch trồng cây xanh mặc dù chính quyền không đưa ra được bản đồ quy hoạch nào. Thêm vào đó, những người dân trong khu vực vẫn được phép xây dựng nhà ở nhưng chính quyền lại liên tục từ chối cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giấy phép xây dựng cho vị Thượng Tọa này với lý do ngài là một tu sĩ chứ không phải là thường dân.

Nhiều năm trôi qua, ngôi chùa xây cất sơ sài đã bị hư hỏng, dột nát, và có nguy cơ sụp đổ. Vì lý do an toàn năm 2017 Thượng Tọa đã cho xây dựng lại chùa thì bị chính quyền địa phương kéo đến lập biên bản nhưng Thượng Tọa từ chối không ký và cho tiếp tục xây dựng cho đến năm 2018 mới hoàn thành.

Đầu năm 2019 Thượng Tọa mang bệnh nặng phải nhập viện khẩn cấp. Lợi dụng lúc Thượng Tọa vắng mặt chính quyền thị trấn và huyện kéo người tới cưỡng chế, phá hủy ngôi chùa mà không hề tống đạt bất cứ văn bản pháp lý nào. Từ đó đến nay Thượng Tọa đã theo đuổi việc khiếu kiện nhưng các cơ quan nhà nước tiếp tục đùn đẩy không giải quyết. Không những vậy, chính quyền địa phương còn gia tăng áp lực, cô lập vị Thượng Tọa này bằng cách đe dọa, ngăn cản không cho các phật tử ở địa phương lui tới chùa.

Thượng Tọa muốn biết như thế thì chính quyền có vi phạm hiến pháp, pháp luật và quyền dân sự của ngài hay không và ngài nên theo đuổi trình tự pháp lý như thế nào để giải quyết vấn đề.

Ý kiến của các chuyên gia pháp lý như sau:

Tự do tôn giáo là một trong số những nhân quyền của chúng ta, là quyền của bất cứ một con người nào mà không ai được phép tước bỏ.

+ Khoản 1, Điều 18 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định:

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.

+ Khoản 1, Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.”

+ Khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

  1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

Theo đó, mọi người có quyền có, hoặc không có, hoặc thay đổi một niềm tin tôn giáo. Thực hành niềm tin bao gồm: thờ phượng, lễ lạy, học tập, truyền giảng, …. Nhà tu hành có quyền năng về niềm tin tôn giáo bằng hình thức thờ phượng thì cần phải có nơi chốn để hành đạo, tức là phải có một nơi để thờ phượng.

Tuy nhiên, trong thực tế ở Việt Nam Luật đất đai còn nhiều gò bó về quyền hạn. Nếu là đất nông nghiệp, ta không thể xây dựng các nơi thờ tự. Do đó, trước hết cần phải bảo vệ tuyệt đối quyền tự do tôn giáo, nhà tu hành mới có thể yêu cầu chính quyền quy hoạch đất đai. Nhà tu hành nên xây dựng cơ sở thờ phượng trong khuôn viên gia đình. Tuy nhiên chúng ta không thể chấp nhận việc chính quyền không thượng tôn pháp luật và không để cho chính quyền có cơ hội tiếp tục thực hiện những hành vi vô pháp luật.

Về nội lực, cần tập hợp một số tín đồ thực hành quyền tự do tôn giáo để xác nhận tư cách và vị thế của một tổ chức pháp nhân tôn giáo. Đồng thời, về ngoại lực thì nên nhanh chóng và liên tục báo cáo với các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế mỗi khi xảy ra những vụ việc để kêu gọi sự ủng hộ và lên tiếng của quốc tế.

Nhà nước Việt Nam hiện đang chịu áp lực lớn từ nhiều quốc gia dân chủ tiến bộ trên thế giới về yêu cầu “xin, cho”, bắt buộc các tổ chức, nhóm tôn giáo phải đăng ký thì mới được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động.

Như đã dẫn chứng ở trên về các điều khoản của Công Ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, và Hiến Pháp 2013. Cho dù nhà nước có công nhận hay không thì các tín đồ tập hợp lại để cùng nhau thực hành quyền tự do tôn giáo vẫn là một tổ chức. Sau đó, nhà tu hành có thể yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thờ tự. Nếu chính quyền không giải quyết thì vận dụng các quy định nói trên để vận động sự yểm trợ của các tổ chức, chính quyền quốc tế, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền Tự Do Tôn giáo, và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và tự do tín ngưỡng.

2) NHÀ NƯỚC TÙY TIỆN YÊU CẦU NGƯỜI DÂN ĐÓNG TIỀN

HỎI

Vừa qua ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã tới từng nhà dân để thu của mỗi gia đình là 20.000 VNĐ để ủng hộ nhà nước và chính quyền trong công cuộc phòng chống dịch dịch coronavirus và quyên góp giúp đỡ những người bị nhiễm bệnh. Điều này có đúng pháp luật không? Có căn cứ chính đáng không? Nếu người dân thắc mắc thì nên tiếp cận bộ phận nào trong chính quyền để được giải đáp thắc mắc? Nếu không đóng tiền thì có bị quy vào tội không tuân thủ pháp luật hay không?

Tiền trợ cấp được thủ tướng chính phủ tuyên bố sẽ giúp mỗi gia đình là 3.000.000 VNĐ khi nào mới được phân phát? Người dân sắc tộc bản địa cần phải làm thủ tục gì để được nhận số tiền trên? Liệu chính quyền có bỏ qua người bản địa mà không phát số tiền trên cho họ vì họ thuộc các cư dân ở vùng sâu vùng xa? Làm sao để lên tiếng đòi quyền lợi? Nếu người dân đã bị chính quyền tới nhà thu từng gia đình là 20.000 VNĐ như câu hỏi ở trên thì liệu số tiền trợ cấp này có bị chính quyền lờ đi hay không?

ĐÁP

Không có quy định nào buộc người dân phải đóng góp. Việc chính quyền tới nhà thu mỗi gia đình 20.000 VNĐ và việc nhận tiền trợ cấp từ chính phủ là hai việc hoàn toàn khác nhau. Cho dù bạn có đóng góp 20.000 VNĐ hay không thì bạn vẫn có quyền nhận tiền hỗ trợ từ phía chính phủ.

Để nhận tiền trợ cấp từ Thủ tướng chính phủ, bạn có thể liên hệ Ủy ban nhân dân phường, xã nơi bạn sinh sống để xin tờ đơn nhận tiền trợ cấp. Ủy ban nhân dân phường, xã sẽ hướng dẫn bạn điền tờ đơn đó.

3) BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUY ĐỊNH VỀ XÂY CẤT

HỎI: Tại một xã nọ có 2 căn nhà sát nhau, nhưng căn nhà lớn hơn hơn thì phải đóng thuế xây dựng ít hơn căn nhỏ. Người chủ căn nhà lớn cho biết là nhờ có người quen trong chính quyền. Trong trường hợp này người chủ căn nhà nhỏ phải làm sao?

ĐÁP: Trước hết, chủ căn nhà nhỏ phải thu thập chứng cứ xác định chủ căn nhà lớn đóng thuế bao nhiêu. Sau đó, chủ căn nhà nhỏ có quyền yêu cầu chính quyền xác nhận và giải thích về việc thu thuế một cách bất bình đẳng giữa các công dân.

HỎI: Ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội thì người dân phải xin giấy phép cất nhà mới được xây nhà và việc này đã hiện hành từ lâu. Nhưng tại sao gần đây ở các vùng nông thôn hẻo lánh vắng người, đặc biệt là ở vùng của người bản địa, cũng phải xin giấy phép cất nhà ở. Trước đây người bản địa không hề cần có giấy phép cất nhà từ chính quyền mới được làm nhà, ngoại trừ một số trường hợp như xây cất các nhà thờ, nhà nguyện thì mới phải báo với chính quyền.

ĐÁP: Bạn có thể gửi văn bản chất vấn chính quyền địa phương nơi bạn ở.

4) DI CHÚC

HỎI: Trong trường hợp nội dung một lá thư/di chúc không thích hợp, mặc dầu người nhận đã cầm trong tay nhưng chưa đọc nội dung mà người ủy quyền đã trao cho người thụ hưởng thì di chúc đó có thể rút lại được không?

ĐÁP: Di chúc chỉ có hiệu lực khi người để lại di chúc đã qua đời. Khi đó mới là “Thời điểm mở chúc thư thừa kế”. Nếu người để lại di chúc còn sống thì có thể rút lại hoặc thay đổi di chúc bất cứ lúc nào.

Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Chi Phái Cao Đài 1997 đã nộp thêm bằng chứng để đưa Việt Nam vào CPC

Tin từ nội bộ của chính những người thuộc Chi Phái Cao Đài 1997 cho hay tổ chức này đã ngang ngược thiết lập lệnh giới nghiêm toàn bộ khu vực Toà Thánh Tây Ninh. Chỉ có những ai được đeo dấu do họ cung cấp thì mới được đi lại trong khu vực này. Mục đích của việc làm này của họ là để ngăn cản bất cứ ai là người đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 sẽ không thể vào Toà Thánh Tây Ninh để hành lễ trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo…

Pin It on Pinterest