16 quốc gia đã gửi tất cả 53 câu hỏi cho phái đoàn Việt Nam trong kỳ Kiểm định Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review- UPR) của Việt Nam vào ngày 22/01 tại Geneva (Thuỵ Sỹ).
Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, Đức, Australia, Vương quốc Anh và Bắc Ireland là những quốc gia dân chủ đặt câu hỏi cho Việt Nam. Ngoài ra, có nhiều quốc gia khác như Trung Quốc và Lào, là những quốc gia theo chủ thuyết cộng sản và được coi là bạn của những người cầm quyền ở Hà Nội.
Phía Hoa Kỳ đưa ra 10 vấn đề yêu cầu Việt Nam phải trả lời như vấn đề tra tấn trong đồn công an và đối xử khắc nghiệt trong trại giam, quyền hội họp và giải tán biểu tình ôn hoà bằng bạo lực, quyền tự do ngôn luận và việc sử dụng những điều luật mơ hồ để đàn áp tự do biểu đạt, việc giám sát chặt chẽ môi trường hoạt động của xã hội dân sự, xét xử công bằng và sự độc lập của ngành tư pháp…
Đặc biệt, Hoa Kỳ chất vấn Việt Nam làm cách nào để đảm bảo rằng luật An ninh mạng không xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận hoặc khả năng thu thập thông tin của người dùng và liệu thông tin lưu giữ tại quốc gia này có được bảo vệ không.
Vấn đề công đoàn độc lập cũng được phía Hoa Kỳ nêu ra.
Bên cạnh việc nêu vấn đề về áp dụng án tử hình, phía Đức chất vấn Việt Nam khi nào thì có luật Biểu tình và tại sao Việt Nam lại không cho phép báo chí tư nhân hoạt động.
Là một quốc gia quan tâm đến vấn đề nhân quyền, Thuỵ Điển chất vấn Việt Nam về việc nhiều nhà hoạt động nhân quyền và xã hội bị cấm xuất cảnh, việc có khoảng cách xa giữa luật và thực tế về quyền lập hội và biểu tình ôn hoà, về phân biệt đối xử với người thuộc thế giới thứ ba…
Vương quốc Anh và Bắc Ireland tra vấn Việt Nam về việc thực thi Công ước Chống Tra tấn, tình trạng ép cung dẫn đến bị can bị chết, tự do báo chí, quyền tụ tập ôn hoà và môi trường hoạt động của xã hội dân sự cũng như điều tra về việc sử dụng bạo lực đối với người hoạt động.
Trung Quốc và Lào, những đồng minh về ý thức hệ, cũng đặt những câu hỏi mang tính “nhẹ nhàng” cho Việt Nam như về bảo vệ và chăm sóc người già, phụ nữ, và trẻ em khỏi bị bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục.
Thường các quốc gia độc tài ủng hộ nhau trong các kỳ kiểm định UPR và những câu hỏi của họ không mang tính chỉ trích quyết liệt, tập trung vào những vấn đề ít nhạy cảm và nhiều khi có ý định chiếm thời gian của buổi kiểm điểm.
Chính quyền và Chi Phái 1997 vẫn tiếp tục xâm phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo
Để thu thập các bằng chứng mới nhất về sự vi phạm này, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 vừa qua, một nhóm tám nhà hoạt động nhân quyền của người Cao Đài Chơn Truyền 1926 đã có chuyến đi khảo sát tại nhiều địa phương…
MSFJ và Kế hoạch vận động đưa Việt Nam vào lại CPC
“Chính quyền Việt Nam đã đàn áp quyền tự do tôn giáo của các sắc dân bản địa người Thượng chúng tôi suốt từ năm 1975 đến nay bằng mọi hình thức và mọi thủ đoạn mang tính hệ thống. Sự kiện trầm trọng nhất là họ đã vận động ngoại giao để chính quyền Thái Lan bắt và đang trong kế hoạch giao trả cho họ ông Y Quỳnh Bdap – một thành viên sáng lập tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) của chúng tôi. Đây là bước đi trong kế hoạch nhằm triệt phá bằng được phong trào đấu tranh đòi quyền sống của người Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Chúng tôi không chấp nhận thua cuộc. Vì vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện một kế hoạch để họ phải trả giá. Một trong những mốc điểm mà chúng tôi đặt ra là họ phải bị nêu tên trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (Countries of Particular Concern – CPC) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cuối năm nay hoặc năm sau.” Trên đây là lời phát biểu nhấn mạnh song song của ông Y Phic Hdok và ông Quan Van Dau…